Thước Lỗ Ban: những điều cần biết

Từ xa xưa đến nay, đa phần ai làm nhà, làm cửa cũng đều chú ý đến thước đo Lỗ Ban. Tuy có một số người không quan trọng và chú ý phong thủy nhưng họ cũng phải quan tâm đến thước đo Lỗ Ban.

Thước đo Lỗ Ban: những điều cần biết


Vậy, thước đo Lỗ Ban là gì? Có thể nói đây là những con số từ cây thước đo (có khi bằng thước dây), trên đó có biểu lộ những con số theo thứ tự và những vạch có sơn bằng màu đỏ (ý nghĩa tốt đẹp). Nguyên nhân của tín ngưỡng này có từ truyền thuyết về Lỗ Ban, nhân vật được xem là ông tổ của nghề mộc và nghề xây dựng. Lỗ Ban là thợ mộc giỏi của nước Lỗ (nay là tỉnh Sơn Đông) thời Xuân Thu (770-476 TCN). Tên ông là Ban (hoặc), họ là Công Thâu. Lỗ Ban nghĩa là "ông Ban người nước Lỗ".

Một thuyết khác cho rằng Lỗ Ban sinh năm 506 TCN. Cha là Công Thâu Hiền. Công Thâu Ban là thợ giỏi về các loại vật liệu như gỗ, đá, kim loại. Năm 40 tuổi ông ở ẩn trên núi Lịch Sơn, tu luyện pháp thuật. Lại có người nói Lỗ Ban là người Đôn Hoàng, Túc Châu (nay là huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc), thời Chiến Quốc (475-221 TCN). Ông có tài nghệ tinh xảo, chế tạo diều gỗ cho người ngồi trên đó bay đi do thám thành trì nước Tống...

Một thuyết khác lại cho rằng ông tên là Công Thâu Ban, thường gọi là Công Thâu Tử , vốn là con của Lỗ Mục Công (có sách chép là Lỗ Chiêu Công). Tương truyền Công Thâu Tử chế tạo nhiều loại máy móc, có thể dùng trong tác chiến, thí dụ như thang mây (vân thê) bắc lên tường thành để công phá thành. Mặc Tử là người chủ trương phản chiến, từng đánh bại Công Thâu Ban về kỹ thuật công phá thành. Sách Mặc Tử, thiên Công Thâu chép: "Công Thâu Ban làm thang mây cho nước Sở xong, sắp đem đi đánh Tống. Mặc Tử nghe tin, bèn đi suốt mười ngày mười đêm từ nước Lỗ đến kinh đô của nước Sở để yết kiến Công Thâu Ban. [...] Mặc Tử cởi đai lưng giả làm thành, lấy thẻ tre giả làm khí giới. Công Thâu Ban chín lần bày cách đánh thành giả ấy nhưng Mặc Tử chín lần cự lại. Công Thâu Ban dùng hết khí giới đánh thành mà Mặc Tử thì còn cách chống giữ. Công Thâu Ban chịu thua".

Theo các thuyết trên, từ điển Từ Hải nói nên xem Lỗ Ban và Công Thâu Ban là hai người khác nhau. Trong dân gian thường truyền tụng về sự linh nghiệm của bùa Lỗ Ban, thước Lỗ Ban, v.v... Thợ mộc và thợ xây dựng thờ Lỗ Ban làm tổ sư, ngày vía là 13 tháng 6 Âm lịch.

Dù truyền thuyết có sự khác biệt nhất định nhưng đều nói về thướt đo Lỗ Ban cũng như những kinh nghiệm trong xây dựng, phong thủy mà ông truyền đạt lại cho đời sau.

Trong thước đo có nhiều vạch đỏ mang nhiều ý nghĩa các cung tốt đẹp khác nhau. Một vài các cung ví dụ như nạp phúc, đăng khoa... (là tốt), thất thoát, tự tuyệt (là xấu). Do đó các nhà xây dựng, nhất là thợ mộc đều coi trọng thước đo Lỗ ban này để làm nhà cửa cho tốt đẹp và mọi việc đều hanh thông. Ngoài những vạch xấu không nên dùng thì những vạch có chỉ số tốt đẹp cũng phải được dùng hợp lý. Ví dụ nếu nhà gia chủ xây để ở thì nên dùng chỉ số màu đỏ thước Lỗ ban có ý nghĩa như hút tinh (phúc đến), hỉ sự (vui mừng), lục hạp (hòa thuận),... đối với cửa hàng ăn uống thì dùng chỉ số thước đo Lỗ ban như thêm đinh (thêm người), đại cát (tốt lành).

Đối với các công ty thì dùng: thuận khoa (thuận lợi), đăng khoa (lên chức), đại cát (tốt lành)... đối với chùa chiền thì: thiên đức (đức trời), thêm đinh (thêm người)... đối với nhà kho (đặc biệt là những nhà kho mang tính chất dự trữ quốc gia cho cả nước) thì dùng: thiên khố (kho của), tiến bảo (dâng báu), thuận khoa (thuận lợi), hỉ sự (vui mừng)... Những cặp vợ chồng nào chung sống với nhau nhiều năm mà chưa có quý tử nối dõi thì gia chủ nên coi lại nhà cửa. Tốt nhất nên dùng số đỏ Lỗ ban này ví dụ như hút tinh (phúc đến), thiên đức (đức trời), nạp phúc (được phúc), đặc biệt là: thêm đinh (thêm người). Ngoài ra trong phòng ngủ gia chủ phải cần thêm một số vật khí phong thủy để tượng trưng cho sự tốt đẹp về đường con cái. Tuy không hẳn là 100% nhưng có thành tâm thì thiết nghĩ sẽ đạt được mong muốn. Ngoài ra, gia chủ nên nhớ một điều phải làm việc thiện cho chúng sanh. Vì sao? Đức Năng Thắng Số là chuyện có thật, vì vậy cần phối hợp đủ thứ để đạt được nguyện vọng tốt nhất!
 Bảng tra nhanh kích thước lỗ ban

Bảng tra nhanh thước lỗ ban

Lịch sách Xuân Ât Mẹo 1975, Chiêm tinh gia Huỳnh Liên có viết về cây thước Lỗ Ban và dạy cách sử dụng. Theo thầy thì cây thước có độ dài nhất định là 5 tấc 3 chia cho 8 cung lớn. Mỗi cung lớn 6,5 cm lại chia thành 5 cung nhỏ, mỗi cung nhỏ dài đúng 1 phân. Thầy dặn dò kỹ là nếu quý bạn đọc đã có nhà cửa xây cất xong,  lấy thước đo thấy xấu thì sửa lại. Nếu như chưa cất nhà muốn đo cửa tốt thì nên lựa cung tốt để làm khuôn cửa đúng ni tấc được mỷ mãn hơn.

Khi đo, đặt cây thước vào mí của mép cửa bên trái rồi đo lần sang mép cửa bên mặt. Luôn luôn phải đặt cung số 1 tức cung Quý Nhân nằm phía tay trái, đo qua tới chỗnào thì coi lời giải để biết tốt hay xấu, đó là cách đo cửa nhà đã xây rồi. Nếu chưa xây cửa, thì  đo tới  cung tốt và hợp nhất thì dừng lại và ấn định cửa tới nơi đó sẽ xây.

Ngay từ đời nhà Chu ( 257 năm trước Tây lịch) cùng thời với triều đại Thục An Dương Vương nước Việt, con người đã biết dùng Chỉ và Phân theo hệ thống Bát Phân để làm đơn vị đo chiều dài. Một Chỉ dài 0,408 mét, có 8 Phân thì một Phân là 0,051 mét. Về sau từ con số đơn vị của Phân là 0,051 nhân cho 10 theo hệ thống Thập Phân thành con số 0,51.

Cái thước dài 0,51m hay 51 cm lâu ngày trờ thành cái thước Lỗ Ban đồng hóa với tà thuật của các thầy Bùa, thầy Pháp. Mãi cho đến hơn 2000 năm sau, các nhà Sinh Cơ Lý Học mới tìm ra được Tần số của ngoại âm là 4,9 từ đó suy ra đơn vị thời gian là 1 sec / 4,9 = 0,20408. Biết được đơn vị thời gian, họ đã tính ra được gia tốc trọng lực ở mặt địa cầu là 40,8 bằng cách lấy 980 nhân với bình phương của đơn vị thời gian: 0,20408. Con số 0,408 chính là đơn vị Chỉ của nền Văn minh thái cổ cũng chính là gia tốc trọng lực ở mặt địa cầu tương đương với 2 lần trị số của đơn vị thời gian.

Như vậy, cái thước mà người đời nay cho rằng đó là cái thước Lỗ Ban huyền diệu, mang nhiều sắc thái bùa phép, người đời xưa sử dụng để đo đạt có độ dài là 51 cm, phát xuất từ cơ sở tính toán khoa học của các nhà khoa học thái cổ. Mê tín dị đoan hay bác học thì lại tùy vào thái độ và trình độ của người sử dụng. Người mê tín thì cho rằng cái thước chính là chiếc gậy thần linh hiễn. là vì ít ra, sau khi đo đạt sửa chữa theo đúng hướng dẫn thì gia chủ có nhiều an tâm, hy vọng nhiều hơn, bớt được căng thẳng, gỉam ưu tư thì có thể né tránh được nhiều tai biến hậu quả xấu. Người bác học thì cho rằng cái thước chỉ là phương tiện để đo đạt chính xác mà thôi. Theo lý thuyết về năng lực bá động thì các loài sinh vật luôn luôn chịu ảnh hưỡng của các làn sóng từ cấp thấp nhất là ngoại âm đến cấp cao nhất là siêu âm đặc biệt là làn sóng ngoại âm phát ra từ lòng đất là nguồn năng lực chi phối đời sống con người qua cơ sở vật chất là nhà cửa của họ. Theo tác giả tập Thái cổ choa học toàn thư - Phần Dương Cơ Lý Học thì nhà cửa luôn luôn được xây dựng trên một nền cứng chắc và đủ rộng để chịu được toàn bộ trọng lượng của cái nhà. Sự liên kết của các nền nhà thành một khối chung sẽ tạo thành một tảng. Hỉnh thức thông thường của tảng là một lớp nền mỏng trải dài trên một vùng đất xốp, mềm, có thể so sánh với một thanh gổ trên mặt nước.

Lòng đất luôn luôn phát ra làn sóng ngoại âm là hình thức nhỏ của địa chấn, cho nên tảng phải chịu ảnh hưởng và trở nên một tảng rung động. Trong sự rung động này có sự cộng hưỡng. Sự truyền làn sóng và sự phản hồi làn sóng tạo nên một hệ thống sóng đứng mà hai đầu tảng là hai đầu tự do tạo thành hai bụng của thoi sóng đứng. Ở chính giữa gọi là Nút không rung động giống y như hình ảnh của thanh gỗ dài nhấp nhô hai đầu. Ngoại âm của đất có nhiều làn sóng tần số khác nhau và mức độ cộng hưởng tùy sẽ thuộc vào độ dài, độ dày và độ rắn chắc của tảng, nhưng thường thì độ dài quan trọng hơn. Tảng dài thì có nhiều Nút và nhiều Bụng là vì một tảng dài rung động thì sẽ tạo xen kẻ thành nhiều Bụng và Nút . Mỗi vị trí này được gọi là Tọa Vị. Theo như tác giả tập Thái cổ khoa học toàn thư , nếu tọa vị là Bụng thì gọi là Tọa Vị Dương là nơi có sự rung chuyển cao độ. Nếu Tọa Vị là một Nút thì gọi là Tọa Vị âm là nơi sự rung động hầu như không có.

Cây thước Lỗ Ban 51 cm được chia thành 8 cung bằng nhau. Mỗi cung lại chia thành 5 cung nhỏ. 8 cũng có thể là con số của Bát Quái và cũng là thứ tự của hàng đơn vị từ 1 đến 8 thuộc hệ thống Bát Phân . 5 cũng có thể là Ngũ hành Kim, Mộc,Thủy, Hoả , Thổ.

- Cung đầu tiên là Quý Nhơn Cung hành Mộc là cung Tốt .
- Cung thứ 2 là Hiểm Họa Cung hành Thổ là cung Xấu.
- Cung thứ 3 là Thiên Tai Cung hành Thổ là cung Xấu.
- Cung thứ 4 là Thiên Tài Cung hành Thủy là cung Tốt.
- Cung thứ 5 là Nhơn Lộc Cung hành Kim là cung Tốt.
- Cung thứ 6 là Cô Độc Cung hành Hỏa là cung Xấu.
- Cung thứ 7 là Thiên Tặc Cung hành Hỏa ( Kim ?) là cung Xấu.
- Cung thứ 8 là Tể Tướng Cung hành Thổ là cung Tốt.

Riêng cung Thứ 7 có sách cho rằng hành Hỏa (Thất tai Hỏa cục ), nhưng cũng có sách thì cho rằng hành Kim ( Thất tai Kim cục ). Xem kỹ lại thì cung này cũng là cung cư ngụ của sao Phá Quân. Trong Tử Vi sao Phá Quân là Bắc Đẩu Tinh hành Thủy là Hung và Hao tinh chủ tán, nhưng trong Bát Biến Du Niên của phép địa lý Dương Trạch thì khẳng định Phá Quân hành Kim là chốn cư của Tuyệt Mạng cũng vốn hành Kim. Khoa địa lý cho rằng sao Phá Quân nguyên là hành Kim mà cái thước Lỗ Ban chỉ dùng cho khoa địa lý cho nên có thể khẳng định được Thất tai Kim cục có lý hơn là Thất tai Hỏa cục. Theo hệ thống Bát phân từ 1 cho đến 8 là số cuối của hàng đơn vị thì cung thứ nhất và cung thứ 8 chắc chắn phải là 2 Bụng tức là 2 tọa vị Dương. Hai cung ở giữa là cung thứ 4 và thứ 5 là hai cung Tốt cho nên cung 4 và 5 cũng phải là 2 Bụng tức cũng là 2 tọa vị Dương. Còn lại là Hai Nút sẽ ở tại giữa cung 2 - 3 và giữa cung 6 - 7 vị chi tất cả là 4 tọa vị Âm. Sự phân chia 1 thành 2, 2 thành 4, 4 thành 8 chắc chắn bắt nguồn từ lý thuyết Âm Dương ngũ hành mấu chốt của Thái cực sinh Lưỡng nghi - Lưỡng nghi sinh Tứ tượng - Tứ tượng sinh Bát quái.

Ứng dụng thước Lỗ Ban

Lỗ Ban tương truyền là ông tổ của nghề mộc đã được hoá thân thành Thánh đã phát minh ra cây thước Lỗ Ban. Cây thước Lỗ Ban có rất nhiều thuyết khác nhau liên quan đến xuất xứ của nó. Chỉ biết rằng trong Phong Thuỷ thì nó được ứng dụng để đo chiều dài trong thiết kế nhà cửa và âm phần.

Hiện nay người ta thường sử dụng loại thước Lỗ Ban dài 43cm chia thành 8 cung bằng nhau :

Cung

Ý Nghĩa
Tài Ứng với sao Tham Lang tức Sinh Khí - Tốt
Bệnh Ứng với sao Phá Quân tức Tuyệt Mệnh - Xấu
Ly Ứng với sao Vũ Khúc tức Phúc Đức - Tốt
Nghĩa Ứng với sao Cự Môn tức Thiên Y - Tốt
Quan Ứng với sao Văn Khúc tức Lục Sát - Xấu
Kiếp Ứng với sao Liêm Trinh tức Ngũ Quỷ - Xấu
Hại Ứng với sao Lộc Tồn tức Hoạ Hại - Xấu
Bổn Ứng với sao Tả Phụ tức Phục Vị - Tốt


Đo chiều dài của nhà cửa, vật dụng mà rơi vào các cung Tài, Ly, Nghĩa, Bổn là tốt, các cung khác là xấu.
Ngoài ra còn một loại khác dài 51cm chia thành 8 cung bằng nhau như sau :

 

Cung

Ý Nghĩa
Quý Nhân Hành Mộc - Tốt
Hiểm Hoạ Hành Thổ - Xấu
Thiên Tai Hành Thổ - Xấu
Thiên Tài Hành Thuỷ - Tốt
Nhân Lộc Hành Kim - Tốt
Cô Độc Hành Hoả - Xấu
Thiên Tặc Hành Hoả - Xấu
Tể Tướng Hành Thổ - Tốt


Quý vị có thể sử dụng một trong hai loại trên để đo đạc và tính toán. Nếu cẩn thận có thể sử dụng cả hai loại thước trên.

Về tính khoa học của thước Lỗ Ban hiện có rất nhiều cách giải thích khác nhau, có thuyết cho rằng đó là sự trải dài của Bát Quái và việc sử dụng thước tuân theo Bát Quái và Ngũ Hành. Song theo khoa học thì ngay cả trong lòng đất cũng tồn tại những dao động với những tần số khác nhau, nhất là những dao động âm trong lòng đất vồn liên tục tồn tại. Vì vậy, nếu kích thước của nhà ở và các yếu tố trùng với bước sóng thì dễ gây ra cộng hưởng và làm giảm sự bền vững. Có thể, cây thước Lỗ Ban là sản phẩm của sự đúc kết kinh nghiệm trong xây dựng để tránh những sự cộng hưởng hoặc phần bụng sóng dao động mạnh, giảm thiểu được rủi ro, tăng tuổi thọ cho nhà ở và vật dụng.

CÁCH ĐO ĐẠC

Thước Lỗ Ban được sử dụng đo đạc trong xây dựng dương trạch (nhà cửa) và âm cơ (mộ phần). Ở đây chúng tôi chỉ bàn về xây dựng nhà cửa.

Trong nhà, cái quan trọng nhất là cửa nẻo, chỗ chúng ta hàng ngày vẫn đi qua lại. Sách Đạo Đức Kinh , chương 11, Lão Tử có nói: "Tạc hộ dũ dĩ vi thất, đương kỳ vô, hữu thất chi dụng" nghĩa là "Đục cửa và cửa sổ để làm nhà, chính nhờ cái trống không đó mà nhà mới dùng được".

Khi đo cửa, các bạn nên nhớ chỉ đo khoảng thông thuỷ, nghĩa là tính từ mép trong của cửa, điều này rất quan trọng, vì nhiều khi các bạn chừa lỗ cửa đúng kích thước Lỗ Ban nhưng khi lắp cửa vào do có thêm các gờ đố cửa mà làm sai chệch cung tốt - xấu. Cách thức đo là các bạn kéo thước từ mép cửa này sang mép cửa kia, nếu rơi vào cung đỏ là ta được kích thước tốt, rơi vào cung đen là kích thước xấu, đo cả chiều rộng lẫn chiều cao cửa. Nhưng có một điều các bạn đặc biệt lưu ý, do thước Lỗ Ban của chúng ta sử dụng có thêm phần thước kết hợp, tức là phần thước hàng chữ nhỏ, nên có khi cửa đã lọt vào cung tốt ở hàng trên, hàng dưới lại là cung xấu và ngược lại. Đó chính là luật bù trừ trong vũ trụ, ta được ở mặt này lại mất ở mặt khác, không thể có cái gọi là hoàn hảo trên đời này. Như vậy, để được một kích thước tốt, cần phải trên đỏ, dưới đỏ. Ví dụ, cửa phòng bạn có kích thước 85 cm, nghĩa là lọt vào cung Hưng Vượng , màu đỏ - tốt nhưng đối chiếu hàng bên dưới lại lọt vào cung Tai Chí , màu đen - xấu. Để khắc phục các bạn có thể nới rộng cửa ra từ 86 đến 89 cm chẳng hạn. Cách sửa chữa khi cửa lọt vào cung xấu là các bạn có thể bào bớt cửa, đóng thêm nẹp, hoặc cùng lắm là làm lại khuôn cửa và cánh cửa mới cho đúng kích thước. Ngoài cửa nẻo ra thì giường nằm và bàn làm việc cũng nên theo kích thước Lỗ Ban, cách thức đo tương tự.

SỰ ỨNG NGHIỆM CỦA CÁC CUNG

° Cung Tài: nghĩa là tiền của, ứng nghiệm tốt nhất với cổng lớn, nơi đón nhận của cải từ ngoài vào.

° Cung Bệnh: là đau bệnh, ứng đặc biệt vào nhà vệ sinh. Nơi này thường là góc hung (xấu) của nhà, cửa lọt vào chữ Bệnh sẽ thuận lợi cho bệnh tật sinh ra.

° Cung Ly: là chia lìa, rất kỵ cho cửa trong nhà. Cửa lọt vào chữ Ly, chồng thì làm ăn xa nhà, vợ gặp điều quyến rũ, con cái hoang đàng phá phách.

° Cung Nghĩa: rất tốt cho cổng lớn và cửa nhà bếp, cửa các phòng thông nhau thì không nên.

° Cung Quan: rất kỵ ở cổng lớn vì tránh chuyện kiện tụng ra chính quyền, nhưng lại tốt ở cửa phòng riêng vợ chồng vì sẽ sinh con quí tử.

° Cung Kiếp: là bị cướp, tượng trưng cho tai hoạ khách quan đến từ bên ngoài khiến hao tổn tiền của. Tránh ở cổng lớn, nhất là các cửa hàng, tiệm buôn càng nên lưu ý.

° Cung Hại: tượng trưng cho mầm xấu nhen nhúm từ bên trong, kỵ ở các cửa phòng trong nhà.

° Cung Bản: thích hợp cho cổng lớn.

Như vậy là chúng tôi đã trình bày cặn kẽ cây thước Lỗ Ban - một kinh nghiệm cổ truyền quí báu - hòng giúp các bạn tự mình có thể đo đạc tìm ra một kích thước tốt nhất cho cửa nẻo ngôi nhà. Trong cuộc sống, hoạ phúc khôn lường, như câu chuyện "Tái ông thất mã" thì rõ ràng hoạ là chỗ dựa của phúc, phúc là chỗ nấp của hoạ. Dẫu biết vậy nhưng đã là con người ai không mong gặp chuyện phúc lành - may mắn tránh bớt điều tai ương - rủi ro, sử dụng thước Lỗ Ban cũng là vì lý do đó. Các bạn nên nhớ rõ cho rằng một cây thước không thể quyết định được vấn đề hoạ phúc, nó chỉ tạo cho mình một sự vững tâm khi ra ngoài tiếp xúc với xã hội, chính sự vững tâm đó mới mang lại những cơ hội tốt lành cho bản thân.

Cuối cùng chúng tôi mong rằng các bạn sử dụng và yêu mến cây thước Lỗ Ban như một kinh nghiệm của ngày xưa, các bạn đừng quá tôn thờ đặt hết niềm tin vào nó để rồi biến nó thành một trò mê tín dị dđoan. Chúng tôi xin được mượn lời của Khổng Tử làm lời kết cho bài viết này, "Công hồ dị đoan, tư hại dã dĩ" nghĩa là "Chuyên chú vào những điều dị đoan, chắc chắn có hại".

Cách dùng thước Lỗ Ban

 
Sự ảnh hưởng văn minh phương tây đã làm “biến mất” nhiều hệ thước đo truyền thống của đa số các nước, trong đó có Việt Nam. Mọi kích thước về kỹ thuật, mỹ thuật hiện nay đều dùng hệ đo mét (nguồn gốc: Pháp), và có một vài sản phẩm dùng hệ đo inch (nguồn gốc: Anh, 1 inch = 2,54 cm)

Hệ thống thước đo được sử dụng trong thời Nguyễn (1802 - 1945), thời kỳ chế độ quân chủ cuối cùng tại Việt Nam, cũng là hệ thước đo còn lưu truyền phần nào hiện nay. Để đo đất - làm nhà - dựng cửa, thời Nguyễn phổ biến hệ thước đo ruộng đất (điền xích) và hệ thước mộc (mộc xích). Loại thước lỗ ban mà hiện nay ta biết là thuộc hệ thước mộc, vốn được dùng chủ yếu trong các công trình kiến trúc truyền thống.

Hiện nay tồn tại hai nhóm thước chính, đó là thước kỹ thuật và thước tín ngưỡng (hay còn gọi là thước lỗ ban). Theo các nghiên cứu của tác giả Phan Thanh Hải công bố trên tạp chí Kiến Trúc số 3/2003 (hội Kiến trúc sư Việt Nam) thì thước lỗ ban khá phức tạp bởi có rất nhiều loại với quan niệm và cách sử dụng khác nhau. Lỗ Ban là tên một người thợ mộc Trung Hoa cổ đại, tương truyền đã phát minh ra cưa, đục và các dụng cụ nghề mộc trong đó có cây thước đo (còn có tên gọi môn xích, dùng để đo cửa). Thước dài 46cm, bề mặt chia làm 8 trực, giữa các trực khắc các chữ tài - đại - tinh, bệnh - thổ - tinh, ly - thuỷ - tinh, nghĩa - thuỷ - tinh, quan - kim - tinh, chấp - hoả - tinh, hại - hoả - tinh, cát - kim - tinh, đồng thời kèm theo các câu về điều tốt xấu (cát, hung). Trong thời cổ, ở Trung Quốc và các nước ảnh hưởng văn hoá Hán đều sử dụng thước lỗ ban với nhiều biến dạng. Hiện nay có hai loại thước lỗ ban chính, sử dụng ở cả Việt Nam lẫn Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong, đó là thước trực 8 (bát môn xích) và thước trực 10 (thập môn xích) với giá trị khác nhau. Và cả hai loại thước này hiện đều cùng in trên cây thước sắt cuốn bán phổ biến trên thị trường, có thước in chữ Hoa, có thước đã được dịch in luôn chữ Việt (phiên âm) cho dễ đọc! Cụ thể nội dung hai loại thước này như sau:

Nguyên tắc lọt lòng khi đo chiều rộng và chiều cao của cửa

1. Loại thước trực 8 dài 42,8cm (sau đó là lặp lại), 8 trực là: tài - bệnh - ly - nghĩa - quan - chấp (hoặc nạn) - hại - bản (hoặc mạng); mỗi trực lại chia thành bốn phần chia làm hai khoảng (tên trực nằm giữa), mỗi khoảng ghi các chữ, ví dụ như trong khoảng quan có ghi: thuận lợi, hoành tài, tấn ích, phú quý.

2. Loại thước trực 10 dài 38,8cm; 10 trực là: đinh - hại - vượng - khổ - nghĩa - quan - tử - hưng - thất - tài. Mỗi trực cũng lại chia thành các khoảng ghi các chữ, ví dụ như khoảng đinh ghi: phúc tinh, cập đệ - tài vượng, đăng khoa.

Các trực tốt như tài, nghĩa, quan... được in màu đỏ, xấu như bệnh, tử, hại... thì in màu đen, cho nên nhiều người sử dụng thước theo cách dễ hiểu: thấy kéo thước vô cung đỏ là tốt! Thực tế vẫn còn nhiều biến thể của "thước lỗ ban", có cái dài 43,9cm, có cái dài đến 56cm (thước Chu Nguyên xích tại bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế). Do vậy có thể tạm kết luận: các loại thước này mang tính tín ngưỡng dân gian là chính, được lưu truyền sử dụng theo kiểu "có thờ có thiêng - có kiêng có lành". Vấn đề là gia chủ và nhà chuyên môn cần xác định rõ việc đo đạc trong xây dựng một cách khoa học, đảm bảo kỹ thuật - mỹ thuật và có sự gia giảm linh hoạt, không để cho những áp đặt vu vơ làm sai lệch chất lượng của công trình.

Sử dụng thước thế nào?

Nhiều gia chủ hiện nay hay mua cây thước kéo có in các vạch đen đỏ, gặp bất kỳ chỗ nào trong ngôi nhà cũng... kiểm tra, rồi đòi hỏi mọi thứ phải vào được cung tốt (màu đỏ), gây khó khăn cho nhà chuyên môn, ảnh hưởng đến kỹ thuật và mỹ thuật công trình. Vấn dề nằm ở chỗ cần áp dụng kích thước lỗ ban cho những khu vực, chi tiết nào trong nhà để đạt sự hợp lý và đảm bảo nguyên tắc phong thuỷ, không sa đà vào tiểu tiết mê tín.

Vị trí áp dụng

Có ba nguyên tắc làm cơ sở cho việc áp dụng kích thước phong thuỷ trong xây cất. Đó là quan điểm dương trạch khí, các cấp độ môn - táo - chủ, và nguyên tắc hình phễu.

a. Dương trạch khí: đảm bảo nạp khí và thoát khí, thông qua hệ thống cửa, tương quan cửa với toàn nhà. Như Lão Tử thuở trước từng nói: vo đất làm bình cốt để dùng phần rỗng bên trong. Hay quan điểm kiến trúc hiện đại: khoảng không giữa các bức tường quan trọng hơn là bản thân các bức tường! Tức là, con người sống trong môi trường thiên nhiên và nhân tạo, tìm kiếm kích thước hài hoà hợp lý phải căn cứ vào khoảng trống, ở phần rỗng chứ không phải là các phần đặc!

b. Môn - táo - chủ: ba cấp độ này cũng ưu tiên đi từ môn (kích thước hệ thống cửa) đến táo (kích thước bếp) và sau cùng là chủ (các kích thước liên quan đến chủ nhân) trong đó chủ yếu là môn (thước lỗ ban vốn được gọi là môn xích). Còn táo và chủ chỉ cần tương quan tỷ lệ và phù hợp nhân trắc là đủ. Ví dụ kích thước bệ bếp phải vừa tầm người sử dụng, dù có "kéo vào cung đỏ" mà cao quá hay thấp quá cũng đều hỏng.

c. Nguyên tắc hình phễu: để tàng phong tụ khí thì luôn cần hệ kích thước cửa đảm bảo nguyên tắc từ ngoài vào trong theo hình phễu thu dần vào. Cửa cổng phải rộng và cao hơn cửa chính, cửa chính cao rộng hơn cửa phòng, cửa phòng ngủ hơn cửa phòng vệ sinh. Nguyên tắc này đảm bảo cửa nơi đối ngoại đông người nên rộng hơn cửa phòng vốn chỉ dùng đối nội.

Riêng với hệ cửa sổ (song khẩu) thì tránh khấp khểnh thiên lệch so với cửa chính để đảm bảo tính cân bằng. Cửa đi dẫn truyền khí, thiên về vật chất, cửa sổ điều tiết khí và cảnh quan (trong nhìn ra - ngoài nhìn vào) thiên về tinh thần. Khi cửa đi đóng (ví dụ vào ban đêm) thì cửa sổ chính là nguồn điều tiết thông thoáng và tầm nhìn, do đó kích thước cửa sổ không bắt buộc phải theo thước lỗ ban mà quan trọng là tương quan cửa sổ đối với nhà hay phòng.

Đo thông thuỷ hay phủ bì?

Vì kích thước phong thuỷ áp dụng cho nội khí, tức là phải đo các khoảng lọt lòng thông thuỷ cho khí đi qua, tức là đo khoảng trống (phần tĩnh ổn định) chứ không phải đo cánh cửa (phần mở mang tính động). Cụ thể là đo phần lọt lòng nhỏ nhất của khuôn bao, nhiều thợ hay gọi là lọt lòng gió. Về chiều cao, cần tính và đo khoảng lọt lòng từ sàn hoàn thiện đến phần thấp nhất của khuôn bao bên trên.

Những khung cửa không có cánh cũng đo phần lọt lòng nhỏ nhất và cố định như đã nêu trên. Đối với loại cửa vòm, chiều cao đo tính đến phần đỉnh vòm. Đối với cửa có phần lật hoặc cố định bên trên, kích thước phong thuỷ chỉ tính với phần khung có cánh mở được bên dưới. Cách tính này đảm bảo các bộ cửa đi theo ý đồ thẩm mỹ và tương quan với ngôi nhà, miễn phần mở để đi lại theo kích thước phong thuỷ, những phần chung quanh chỉ đóng vai trò như cửa sổ, lấy sáng và thông thoáng.


Cách tra thước Lỗ Ban

Trong địa lý cổ Phương Đông thực hành, thước Lỗ Ban là một yếu tố không thể tách rời. Để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn và tự mình tìm được những kích thước hợp lý để sử dụng trong quá trình xây dựng nhà cửa, chúng tôi xin giới thiệu một phần cơ bản trong cách tra và toàn bộ các kích thước trong thước Lỗ Ban .
Trước hết, chúng tôi xin phân tích một số vấn đề về nguồn gốc và phân loại kích thước Lỗ Ban.

- Địa lý cổ Phương Đông được hình thành trong quá trình phát triển hàng nghìn năm của nền văn hoá Trung Hoa. Thước Lỗ Ban hay các yếu tố địa lý thực hành khác đều được phát triển rộng rãi nhưng phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện tự nhiên và tập quán sinh sống của con người của từng địa phương. Ngày nay, vẫn xuất hiện song song ít nhất ba hệ thước Lỗ Ban. Các bạn có thể hiểu ba loại thước đó được hình thành và áp dụng cho ba vùng địa lý tiêu biểu là vùng lục địa, vùng hải đảo và các miền duyên hải ,vùng cao nguyên. Với điều kiện địa lý của Việt Nam phần lớn chúng ta sử dụng hệ thước của vùng lục địa. Các hệ thước này chỉ khác nhau duy nhất bởi số dư giữa các cung. Với kích thước này số dư là 6,525

Các bạn chú ý! Chúng tôi chỉ đưa ra đây các kích thước lọt sáng cho cửa đi chính và các kích thước trong phòng. Các bạn chỉ cần chọn các kích thước trong các cung có tên Thiên Lộc, Thiên Tài, Quý Nhân, Tể Tướng và tránh làm ở các kích thước có hại. Kích thước lọt sáng bao gồm chiều rộng và chiều cao của phần lòng trong khuôn cửa. Để áp dụng các kích thước này cho các phần khác như bàn thờ, bàn làm việc v.v . Còn phải phụ thuộc vào một số yếu tố khác. Chúng tôi sẽ giới thiệu ở những bài viết khác.

 Nguồn: phongthuyviet.vn